Chủ nhật, 20/09/2020 – 10:18
Ngày 9/9/2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ban hành Quyết định 1299/QĐ-TLĐ về việc Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn…
Ngày 9/9/2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ban hành Quyết định 1299/QĐ-TLĐ về việc Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách ở công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (thay thế Quyết định 883/QĐ-TLĐ ngày 16/7/2009).
Theo đó, Quyết định gồm một số quy định sau:
Quy định về tổ chức bộ máy (Điều 5)
– Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn gồm thường trực Ban thường vụ và các ban chuyên trách tham mưu giúp việc.
– Số lượng thường trực ban thường vụ Công đoàn ngành trung ương và tương đương tối đa không quá 04 người (gồm Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch); số lượng thường trực Ban thường vụ công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tối đa không quá 03 người (gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch).
– Số lượng ban tham mưu, giúp việc chuyên trách Công đoàn ngành trung ương và tương đương là 04 ban. Số lượng ban tham mưu giúp việc Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là 03 ban. Trường hợp đặc biệt có thể tăng thêm không quá 01 ban do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
Tên gọi, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các ban theo từng mô hình (Điều 6)
Mô hình 03 ban gồm:
– Văn phòng: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác văn phòng và công tác tài chính theo quy định tại điểm a, điểm d, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tổ chức – Kiểm tra: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức và công tác kiểm tra giám sát quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban nghiệp vụ: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tuyên giáo, công tác nữ công, công tác chính sách pháp luật và quan hệ lao động quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 2, Điều 4 Quy định này.
Mô hình 04 ban gồm:
– Văn phòng: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác văn phòng và công tác tài chính theo quy định tại điểm a, điểm d, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tổ chức – Kiểm tra: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức và công tác kiểm tra giám sát quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tuyên giáo – Nữ công: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tuyên giáo, công tác nữ công theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2, Điều 4 Quy định này.
– Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động (chính sách pháp luật và QHLĐ): Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác chính sách pháp luật và quan hệ lao động quy định tại điểm g khoản 2, Điều 4 Quy định này.
Mô hình 05 ban gồm:
– Văn phòng: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác văn phòng theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tổ chức – Kiểm tra: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức và công tác kiểm tra giám sát quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tài chính: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tài chính theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 4 Quy định này.
– Ban Tuyên giáo – Nữ công: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác tuyên giáo, công tác nữ công theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2, Điều 4 Quy định này.
– Ban Chính sách pháp luật và QHLĐ: Có chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 và thực hiện các nhiệm vụ công tác chính sách pháp luật và quan hệ lao động quy định tại điểm g khoản 2, Điều 4 Quy định này.
Về chức năng quản lý lãnh đạo đối với văn phòng và ban tổ chức – kiểm tra sau khi hợp nhất:
– Trong trường hợp hợp nhất văn phòng và ban tài chính, chức danh lãnh đạo của văn phòng gồm chánh văn phòng và phó chánh văn phòng. Ngoài ra văn phòng có chức danh chuyên môn kế toán trưởng theo quy định của pháp luật về tài chính. Trường hợp chánh văn phòng hoặc phó chánh văn phòng đồng thời là kế toán trưởng thì phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn kế toán trưởng theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Trong trường hợp hợp nhất ban tổ chức và văn phòng UBKT thì bố trí trưởng ban tổ chức – kiểm tra đồng thời là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Nếu chưa bố trí được trưởng ban tổ chức – kiểm tra đồng thời là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thì bố trí phó chủ tịch kiêm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, không bố trí phó ban tổ chức – kiểm tra là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Biên chế:
– Biên chế của cơ quan Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn giao hàng năm hoặc theo từng giai đoạn, trên cơ sở nguồn biên chế được cơ quan có thẩm quyền phân bổ; đề án vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở của từng đơn vị.
– Căn cứ xác định số biên chế dựa trên số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở như sau:
+ Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có từ 100.000 đoàn viên hoặc từ 500 công đoàn cơ sở trở lên được sử dụng từ 28 đến 35 biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách.
+ Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có từ 50.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên hoặc từ 50 công đoàn cơ sở đến dưới 500 công đoàn cơ sở được sử dụng từ 23 đến 28 biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách.
+ Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 50 công đoàn cơ sở được sử dụng dưới 23 biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách.